Giới thiệu về Khoa Xây dựng
Đăng lúc: 14-06-2018 | Lượt xem: 4597
Là đơn vị hành chính cơ sở của Trường trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám hiệu; trực tiếp thực hiện các công tác như: giảng dạy, quản lý giáo dục học sinh, nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo phân cấp của Nhà trường.
Phòng 303, tầng 3, khu A, Trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ Hải Phòng
Email: khoaxaydungtckt@gmail.com
I. Vị trí, chức năng
- Là đơn vị hành chính cơ sở của Trường trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám hiệu; trực tiếp thực hiện các công tác như: giảng dạy, quản lý giáo dục học sinh, nghiên cứu khoa học; ứng dụng, chuyển giao công nghệ; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo phân cấp của Nhà trường.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Các ngành nghề đào tạo
a. Trực tiếp tổ chức và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo các ngành, nghề hệ trung cấp và các trình độ thấp hơn, gồm:
* Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp;
* Quản lý đất đai;
* Công nghệ kỹ thuật trắc địa.
* Kỹ thuật xây dựng; |
* Cấp, thoát nước;
* Điện - Nước.
* Cốp pha - Giàn giáo;
* Cốt thép - Hàn; |
b. Tổ chức đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn; huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Pháp luật.
2. Hoạt động giảng dạy:
- Xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo; biên soạn giáo trình, các tài liệu, gia công mô hình, học cụ phục vụ công tác dạy - học những ngành, nghề được phân công phụ trách;
- Dựa vào kế hoạch đào tạo tổng thể của Trường để lập kế hoạch, sắp xếp, bố trí giáo viên giảng dạy các môn học phù hợp với trình độ khả năng và chuyên môn được đào tạo của từng giáo viên;
- Sắp xếp, phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp thuộc Khoa;
- Tổ chức giảng dạy và học tập theo đỳng kế hoạch và tiến độ đảm bảo chất lượng và hiệu quả;
- Chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá;
- Hướng dẫn HSSV làm báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp. Tham gia vào các hội đồng chấm đề cương, báo cáo thực tập, … (khi được phân công cụ thể);
- Phối hợp với các phòng khoa liên quan tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi; tham gia tổ chức coi thi, chấm thi…;
- Tham gia Hội giảng và Hội thi học sinh giỏi hàng năm, lựa chọn và cử giáo viên, học sinh đạt thành tích cao để bồi dưỡng, ôn luyện tham gia Hội thi các cấp;
- Tăng cường hợp tác với các đơn vị, sở, ban ngành liên quan trong công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với thực tế sản xuất.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cho Khoa; đăng kí và giao nhiệm vụ cho giáo viên trong Khoa, triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn của Khoa;
- Tham gia các hội nghị khoa học chuyên ngành hoặc liên quan;
- Tham gia tư vấn về lĩnh vực chuyên môn do Khoa phụ trách;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, mô hình phục vụ giảng dạy và học tập. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
4. Hoạt động ứng dụng công nghệ và sản xuất:
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng gắn với thực tế sản xuất, ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy, tạo cơ hội cho học sinh được làm quen và tiếp cận với những công nghệ sản xuất mới.
5. Hoạt động quản lý:
- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
- Chỉ đạo làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm đối với các lớp thuộc Khoa quản lý;
- Đề xuất mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và tổ chức quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả;
- Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động khoa học kỹ thuật cho học sinh;
- Đề xuất khen thưởng kỷ luật học sinh do khoa quản lý;
- Quản lý toàn diện các mặt giảng dạy, học tập, công tác chuyên môn của khoa;
- Quản lý và sử dụng tốt các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng phục vụ cho giảng dạy và học tập; xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị thuộc khoa quản lý;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong và kỷ luật lao động cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên thuộc khoa;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám hiệu phân công.
III. Cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức của Khoa Xây dựng:
+ Trưởng khoa và các Phó Trưởng khoa;
+ Các tổ môn trực thuộc;
+ Các cán bộ, giáo viên theo từng chuyên môn nghiệp vụ được phân công.
Khoa Xây dựng
Tuyển sinh
- KHAI GIẢNG LỚP SƠ CẤP NGHỀ CẤP, THOÁT NƯỚC (ĐỢT 1) NĂM 2023
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH VỪA HỌC VĂN HÓA THPT VỪA HỌC TRUNG CẤP NGHỀ NĂM 2023
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NĂM 2023
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NĂM 2023
- Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh, giới thiệu việc làm năm 2022 - Triển khai nhiệm vụ tuyển sinh, giới thiệu việc làm năm 2023
- QUY CHẾ TUYỂN SINH NĂM 2023
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NĂM 2022
- THÔNG BÁO Tuyển sinh Sơ cấp nghề Điện dân dụng khoá 6 với Hiệp hội Năng lượng KBG Pháp (ESF)
- Tuyển sinh đối tượng THCS vào học văn hoá THPT và học trình độ Trung cấp nghề năm 2021
- Thông báo tuyển sinh trung cấp năm 2021
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NĂM 2021
- Tuyển sinh đại học Vừa học vừa lam năm 2021
- QUY CHẾ TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, SƠ CẤP NĂM 2021
- QUY CHẾ TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, SƠ CẤP NĂM 2022
Thông báo
video
Khảo sát
Bạn biết đến trang web thông qua đâu?
Gửi ý kiến